Miễn phí vận chuyển đơn hàng trên 500.000

KỸ NĂNG SỐNG CÒN: KINH NGHIỆM ĐỔ ĐÈO XE ĐẠP

KỸ NĂNG SỐNG CÒN: KINH NGHIỆM ĐỔ ĐÈO XE ĐẠP

Các cung đường có độ dốc lớn và nhiều đoạn cua nguy hiểm thường tiềm ẩn rủi ro đối với những người tay lái yếu hay thiếu kinh nghiệm, kỳ thực các "tay lái lụa" đôi khi cũng sẽ lúng túng khi đối mặt những cung đường mạo hiểm . Có vài mẹo về cách đổ đèo hiệu quả mà mình đã rút kinh nghiệm được sau những chuyến đi đèo dốc muốn chia sẻ, mọi người có thể tham khảo, ghi nhớ và áp dụng vào lúc cần thiết

 

1. Về mặt kỹ thuật xe:

  • Điều tối quan trọng đầu tiên mà mọi người không bao giờ được quên: luôn kiểm tra phanh trước khi đi 1 chuyến xa (phanh có vấn đề gì không, má phanh có mòn không) và luôn đội mũ bảo hiểm
  • Đĩa và líp: để thoải mái, chỉ lưu ý là không được để xích ở líp ngoài cùng và trong cùng do nếu đi đường xóc dễ bị nhảy xích ra ngoài
  • Phanh:

+ Bóp cả 2 bên phanh, với độ dốc dưới 10% thì rà cả hai phanh thoải mái, lực bóp phanh sau lớn hơn phanh trước một chút (60-40)

Lưu ý: Không bao giờ được bóp phanh trước khi đang trong vòng cua

+ Nếu có hiện tượng phanh yếu hoặc cháy má phanh, bó phanh thì dừng lại đợi nguội thì chạy tiếp

Lưu ý: không đổ nước để làm nguội đĩa phanh

 

 

2. Về mặt kỹ năng đổ:

  • Cơ thể :

"Rất nhiều người khi vào vòng cua thì nghiêng người theo xe, điều này chỉ đúng với đường đẹp (đường VN không đẹp lắm 😥) vì vậy khi vào cua gắt mọi người cần khuỳnh chân để giữ cho người thẳng hết cỡ có thể, điều này có 2 ưu điểm. 1 là phân bố trọng tâm tốt hơn, 2 là nhỡ có ngã thì cơ thể sẽ ở tư thế dễ chịu để nhảy ra khỏi xe hơn.

Khi đổ dốc gắt cần ép sát người xuống thấp để hạ trọng tâm, lùi mông ra sau hết cỡ (kết hợp hạ cọc yên nếu offroad) để phân bổ lại trọng tâm ra phía sau và trong trước hợp có ngã thì cơ thể sẽ không lộn ra phía trước".

 

  • Kinh nghiệm đổ đèo phanh dầu:

Hạn chế rà phanh liên tục và bóp phanh chết vì sẽ gây quá nhiệt dễ dẫn đến sự cố cho 1 số bộ phận của phanh, nên bóp nhấp nhả, điều chỉnh tốc độ vừa phải tuỳ thuộc vào khả năng xử lý tình huống của chính mình 😆😆 không nên để xe lao quá nhanh rồi phanh gấp rất dễ ngã

 

  • Kinh nghiệm đổ đèo phanh cơ:

Phanh cơ thì kỹ năng đổ đơn giản hơn nhiều, độ an toàn cao hơn chút và dễ làm quen, vì là phanh cơ nên có độ trễ không như phanh dầu ăn luôn, bóp thì có thể rà thoải mái nhưng theo trải nghiệm thì không cần thiết và cũng không nên 😄😄😄 mình cũng hiếm khi gặp con đèo / con dốc nào mà phải rà phanh liên tục, bóp nhấp nhả vẫn thấy ok, có những đoạn dốc cực gắt mình chỉ bóp giữ một lúc qua đoạn đó thôi xong lại nhả rồi lại bóp tiếp

 

  • Quan sát đường: 

+ Khi đổ dốc nên chưa quen đường mọi người , nên đi đúng phần đường của mình , không bắt tốc độ của người đi trước, hoặc cua quá rộng dẫn tới mất lái rất nguy hiểm.

+ Nếu gặp các kiểu đường sau thì mọi người nên giảm tốc độ:

  • Khúc cua tay áo không có gương cầu
  • Đường đất nhiều đá dăm, cát, sỏi, chướng ngại vật..
  • Ngay trước khúc cua là vách đá, vực
  • Đường ướt: đường này là nguy hiểm nhất và nhiều trường hợp ngã ở kiểu đường này, bản thân mình dù đã trải qua nhiều nhưng cũng không ít lần sơ suất và bị ngã xe nên khi gặp đường ướt mọi người phải hết sức cẩn thận, dù là phanh dầu hay phanh cơ cũng nên đổ dốc từ từ

+ Khi đi cả nhóm đổ dốc , tránh trường hợp đi quá sát nhau , gặp vật cản , hoặc xe ngược chiều sẽ xử lý không kịp , không đổ dốc hàng 2 hoặc hàng 3

 

 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.